CHƯƠNG 5

ĐIỀU KIỆN Ở VÀ SINH HOẠT CỦA DÂN CƯ

Trong Tổng điều tra năm 2009, song song với điều tra dân số là điều tra nhà ở, các điều kiện sống cơ bản và các tiện nghi sinh hoạt của hộ. Các thông tin liên quan đến nhà ở trên phiếu điều tra bao gồm: tình trạng hộ có hay không có nhà ở; tổng diện tích sử dụng; loại nhà mà hộ dùng để ở; loại nhiên liệu dùng để thắp sáng, nấu ăn; nguồn nước hộ sử dụng để ăn uống; loại hố xí hộ sử dụng và các tiện nghi sinh hoạt cơ bản của hộ, được điều tra viên kết hợp giữa quan sát và phỏng vấn người cung cấp thông tin trực tiếp để xác định. Chương này sẽ trình bày những kết quả chủ yếu về nhà ở được suy rộng từ kết quả của cuộc điều tra mẫu 15% trong Tổng điều tra.

1. Tình trạng không có nhà ở của hộ

Nhà ở là một loại công trình xây dựng được dùng để ở, gồm có 3 bộ phận: tường, mái, cột. Năm 1999 có 93 hộ không có nhà ở (thành thị 25 hộ và nông thôn 68 hộ) đến năm 2009 chỉ còn 10 hộ không có nhà ở (thành thị 2 hộ và nông thôn 8 hộ) Nhìn chung, trong thập kỷ qua, trên cả tỉnh số hộ không có nhà ở chỉ còn rất ít, phần nào cho thấy chất lượng cuộc sống của người dân đang từng bước được cải thiện.

2. Phân loại nhà ở

Nhằm đánh giá chất lượng nhà ở của người dân, phiếu điều tra năm 2009 được thiết kế để thu thập thông tin về kết cấu vật liệu chính cấu thành nhà ở như cột, mái và tường/bao che.

Trên cơ sở phân loại chất lượng vật liệu, nhà ở của hộ được chia thành 4 loại: Nhà kiên cố, nhà bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ. Nhà kiên cố là nhà có cả ba kết cấu chính: cột, mái, tường đều được làm bằng vật liệu bền chắc; nhà bán kiên cố là nhà có hai trong ba kết cấu chính được làm bằng vật liệu bền chắc; nhà thiếu kiên cố là nhà có một trong ba kết cấu chính được làm bằng vật liệu bền chắc; nhà đơn sơ là nhà có cả ba kết cấu chính đều được làm bằng vật liệu không bền chắc.

Cách xác định này khác cách xác định trong Tổng điều tra năm 1999 là yêu cầu điều tra viên quan sát và căn cứ vào hiện trạng và mức độ bền vững của ngôi nhà để tự phân loại nhà ở của hộ thành một trong bốn loại: nhà ở kiên cố, nhà bán kiên cố; nhà khung gỗ lâu bền và nhà đơn sơ. Trong đó, nhà kiên cố gồm các loại nhà biệt thự, nhà xây nhiều tầng hoặc các căn hộ trong nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép cấu kiện bê tông nhiều tầng, nhà mái bằng; nhà bán kiên cố gồm những ngôi nhà có tường xây/ghép gỗ/khung gỗ và có mái lợp bằng ngói/tôn/tấm lợp/tấm mạ hoặc bằng các vật liệu tương đương; nhà khung gỗ lâu bền gồm những ngôi nhà có khung chịu lực làm bằng gỗ, toàn bộ phần mái do các cột bằng gỗ chắn đỡ, có niên hạn sử dụng trên 15 năm, có mái lợp bằng tranh/tre/nứa/lá/giấy dầu; nhà đơn sơ gồm các loại nhà có kết cấu đơn giản, vật liệu thô sơ, tường được làm bằng đất/lá/cót, mái nhà thường lợp bằng tranh/tre/nứa/lá/giấy dầu… Mặc dù có phương pháp xác định khác nhau, nhưng căn cứ để xác định loại nhà trong hai cuộc Tổng điều tra lại tương đối giống nhau nên việc so sánh, đánh giá sự thay đổi tỷ trọng loại nhà ở của hộ qua hai cuộc Tổng điều tra vẫn đảm bảo sự hợp lý.

Biểu 5.1 cho thấy, trong toàn tỉnh tỷ lệ nhà kiên cố chỉ chiếm gần 1/6 (16%) số hộ có nhà ở. Con số này ở nông thôn cao hơn đôi chút so với ở thành thị, tương ứng là 18% và 14%. Trên phạm vi toàn tỉnh, số lượng nhà bán kiên cố là chủ yếu và chiếm tỷ trọng khá cao với 72%, tỷ trọng này ở khu vực thành thị cao hơn một ít so với khu vực nông thôn, tương ứng là 76% và 70%. Nhà thiếu kiên cố chiếm tỷ trọng thấp nhất (4%) trong tổng số hộ có nhà ở.

Tuy vậy nhà đơn sơ vẫn còn chiếm một tỷ trọng khá cao với hơn 8% và ở nông thôn cao hơn thành thị một ít, tương ứng 9% và 8%; do cuộc sống của người dân ở vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, nên việc tích lũy được vốn rất hạn hẹp, vì vậy họ ít có được điều kiện để mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở. Do xu hướng đô thị hóa hiện nay, nên việc gia tăng dân số cơ học ở khu vực thành thị rất lớn và đã hình thành dòng người từ nông thôn lên thành thị tìm kiếm việc làm, đại bộ phận những người này chủ yếu sống ở nhà trọ hoặc ở nhờ nhà người thân, trong khi đó một bộ phận dân cư ở thành thị đời sống vẫn còn khó khăn, nên hộ có nhà đơn sơ ở khu vực thành thị vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá cao.

Biểu 5.1: Số lượng và phân bố phần trăm số nhà ở chia theo khu vực và loại nhà, 2009

Loại nhà

Số lượng (Nhà)

Tỷ trọng (%)

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Toàn tỉnh

278.155

111.315

166.840

100,0

100,0

100,0

Nhà kiên cố

44.477

15.185

29.292

16,0

13,6

17,6

Nhà bán kiên cố

200.788

84.025

116.763

72,2

75,5

70,0

Nhà thiếu kiên cố

10.343

3.714

6.629

3,7

3,3

4,0

Nhà đơn sơ

22.542

8.391

14.156

8,1

7,5

8,5

Nguồn: số liệu toàn bộ TĐTDS 2009

Hình 5.1 biểu thị sự thay đổi về tỷ trọng loại nhà ở qua hai cuộc Tổng điều tra 1999 và 2009. Số liệu trên đồ thị cho ta thấy, qua một thập kỷ, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, năm 2009 tỷ trọng nhà kiên cố đã tăng lên gần 4 lần so với năm 1999, tương ứng 16% so với 4%. Tỷ trọng nhà đơn sơ sau 10 năm giảm mạnh từ 28% xuống còn 8%. Nhà bán kiên cố tăng từ 50% lên 72%, trong khi nhà thiếu kiên cố giảm từ 18% xuống còn 4%.

Điều này cho thấy mức sống của hộ gia đình đã tăng lên qua các năm; tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố tăng, trong khi nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ giảm nhanh trong những năm qua; đó là do trong những năm qua tỉnh đã triển khai tốt các chương trình xoá đói giảm nghèo, cũng như việc thực hiện chương trình xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương và giúp đỡ các hộ nghèo, hộ chính sách xoá bỏ nhà dột nát.

Hình 5.1: Tỷ trọng hộ có nhà ở chia theo loại nhà, 1999 và 2009

Biểu 5.2: Phân bố phần trăm số hộ có nhà ở chia theo khu vực và diện tích sử dụng, 1999 và 2009

Đơn vị tính: %

Diện tích sử dụng

1999

2009

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Toàn tỉnh

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Dưới 15 m2

0,9

1,6

0,6

0,3

0,4

0,2

Từ 15 - 24 m2

9,3

11,8

8,0

5,1

5,2

4,9

Từ 25 - 36 m2

25,1

24,6

25,4

14,3

12,3

15,6

Từ 37 - 48 m2

24,7

21,5

26,3

14,9

13,8

15,7

Từ 49 - 59 m2

14,2

12,3

15,2

11,3

10,6

11,8

Từ 60 m2 trở lên

25,8

28,2

24,5

54,1

57,7

51,8

Nguồn: số liệu mẫu TĐTDS 1999 và 2009

Biểu 5.2 cho thấy, năm 2009 tỷ trọng hộ có diện tích sử dụng nhà trên 60 m2 trong toàn tỉnh chiếm tỷ trọng lớn nhất (54%) trong tổng số hộ có nhà ở, tỷ trọng này ở thành thị là 58% cao hơn đôi chút so với nông thôn 51%. Sau mười năm, tỷ trọng hộ có diện tích sử dụng lớn (trên 60m2) của toàn tỉnh đã tăng hơn gấp đôi, từ 26% lên 54%. Đây là một thành công trong nỗ lực thực hiện chiến lược phát triển nhà nhằm tăng diện tích ở bình quân. Tỷ trọng hộ có nhà với diện tích sử dụng chật hẹp (dưới 15 m2) sau 10 năm cũng đã giảm đáng kể từ 0,9% xuống còn 0,3%. Điều này cho thấy, tình trạng phân hóa giàu nghèo về lĩnh vực nhà ở ngày càng sâu sắc ở cả nông thôn và thành thị.

Biểu 5.3: Diện tích ở bình quân đầu người chia theo khu vực, 1999 và 2009

Đơn vị tính: %

 

1999

2009

Toàn tỉnh

9,3

15,8

Thành thị

9,4

17,0

Nông thôn

9,2

15,0

Nguồn: số liệu mẫu TĐTDS 1999 và 2009

Diện tích nhà ở bình quân 1 nhân khẩu qua 10 năm đã tăng được 1,7 lần từ 9,3% năm 1999 lên 15,8% năm 2009; trong khi đó diện tích ở bình quân của thành thị tăng 1,8 lần và nông thôn 1,6 lần, như vậy bình quân diện tích nhà ở 1 người của thành thị thường cao hơn ở nông thôn; đó là do thu nhập của người dân thành thị thường khá hơn, nên họ có điều kiện xây dựng nhà cửa rộng hơn ở khu vực nông thôn.

3. Điều kiện ở

Năm 2009, toàn tỉnh có 95% hộ sử dụng điện lưới thắp sáng (tăng 26% so với năm 1999). Mức độ tăng của khu vực nông thôn (từ 61% lên 92%) cao hơn nhiều so với mức tăng của khu vực thành thị (từ 95% lên 99%). Tỷ trọng hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng tăng mạnh và nhanh trong thời gian qua, chứng tỏ khả năng tiếp cận với nguồn điện quốc gia của các hộ dân được tăng cường, nó minh chứng cho thành tựu của công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hó. Điều này góp phần nâng cao chất lượng đời sống dân cư và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa trên phạm vi toàn tỉnh.

Biểu 5.4: Phân bố phần trăm số hộ chia theo khu vực và một số điều kiện ở của hộ, 1999 và 2009

Đơn vị tính: %

Một số điều kiện ở

Năm 1999

Năm 2009

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Nhiên liệu dùng để thắp sáng

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Sử dụng điện lưới

69,3

94,8

61,4

95,0

99,0

92,3

Không sử dụng điện lưới

30,7

5,2

38,6

5,0

1,0

7,7

 

Nguồn nước ăn uống chính

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Nước máy

16,1

50,0

5,6

39,3

59,3

25,8

Nước giếng khoan và nước giếng đào được bảo vệ

61,1

30,8

70,4

51,1

36,2

61,1

Nước mưa

2,2

1,4

2,5

1,4

0,2

2,2

Nước khe, nước giếng đào không được bảo vệ và các nguồn nước khác

20,6

17,8

21,5

8,2

4,3

10,9

 

Hố xí hợp vệ sinh

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Hố xí hợp vệ sinh

18,6

46,7

10,0

64,3

79,7

54,0

Hố xí khác

38,6

10,4

47,3

14,2

7,6

18,6

Không có hố xí

42,8

42,9

42,7

21,5

12,7

27,4

Nguồn: số liệu mẫu TĐTDS 1999 và 2009

Cùng với điện thắp sáng, tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh (hố xí tự hoại và bán tự hoại) năm 2009 cũng tăng mạnh so với năm 1999. Năm 2009, toàn tỉnh có 64,3% hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh, tăng hơn 3 lần so với năm 1999. Sau 10 năm, tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh khu vực thành thị tăng gấp 1,7 lần, từ 46,7% năm 1999 lên 79,7% năm 2009. Ở khu vực nông thôn, mức tăng này còn ấn tượng hơn rất nhiều, từ 10% năm 1999 lên 54% năm 2009, tăng gấp gần 5,4 lần sau 10 năm. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh ở thành thị vẫn cao gấp 1,5 lần so với khu vực nông thôn, tương ứng với 79,7% và 54,0%. Số liệu này cho thấy điều kiện vệ sinh của nhân dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn đang được cải thiện theo chiều hướng rất tích cực. Tuy nhiên vẫn cần phải thấy rằng, gần 36% hộ sử dụng hố xí không hợp vệ sinh trong toàn tỉnh là con số không nhỏ, nó phản ánh một thực tế là đời sống của người dân trong tỉnh, đặc biệt là người dân nông thôn vẫn còn nghèo, sống với điều kiện vệ sinh không được đảm bảo.

Không tăng mạnh như tỷ lệ sử dụng điện và tỷ lệ sử dụng hố xí hợp vệ sinh, nhưng tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (bao gồm mước máy, nước mưa, nước giếng khoan và giếng đào được bảo vệ) cũng tăng rất đáng kể so với năm 1999. Năm 2009, toàn tỉnh có 92% hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, cao hơn 13% so với thập kỷ trước. Mức độ tăng của tỷ lệ này ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị là tương đối như nhau, từ 82% lên 96% của khu vực thành thị và từ 79% lên 89% khu vực nông thôn. Tuy tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh tăng lên nhưng toàn tỉnh mới chỉ có 39% hộ được sử dụng nước máy, trong đó ở khu vực nông thôn tỷ lệ này mới chỉ có 26%. Tại khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh như nước khe, nước giếng đào không được bảo vệ và các nguồn nước không hợp vệ sinh khác vẫn khá cao, chiếm 11%. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải nhanh chóng xây dựng và triển khai các chương trình để đưa nước sạch về nông thôn, đây chính là bước khởi đầu cho mục tiêu lâu dài để cải thiện, nâng cao chất lượng sống của người dân.

4. Tiện nghi sinh hoạt

Bên cạnh các câu hỏi về nhà ở và điều kiện vệ sinh của hộ, cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 có các câu hỏi để thu thập thông tin về tiện nghi sinh hoạt của hộ, nhằm đánh giá điều kiện và chất lượng cuộc sống của người dân, phục vụ các mục tiêu và hoạch định các chính sách, kế hoạch và các chương trình quốc gia liên quan đến mức sống dân cư của tỉnh. Kết quả thu được từ cuộc Tổng điều tra năm 2009 cho thấy, các thiết bị sinh hoạt hiện đại đang trở nên phổ biến trong sinh hoạt của dân cư.

Biểu 5.5: Phân bố phần trăm số hộ sử dụng ti vi và đài (radio/radio cassetts) chia theo khu vực, 1999 và 2009

Đơn vị tính: %

Ti vi và radio/radio cassetts

1999

2009

Hộ có ti vi

45,2

88,0

Thành thị

58,0

92,0

Nông thôn

41,2

85,3

Hộ có radio/radio cassetts

39,4

16,8

Thành thị

42,2

15,5

Nông thôn

38,5

17,7

Nguồn: số liệu mẫu TĐTDS 1999 và 2009

Biểu 5.5 trình bày số liệu về tỷ lệ hộ có sử dụng ti vi thu được từ kết quả của 2 cuộc Tổng điều tra 1999 và 2009. Số liệu trên hình cho thấy, nếu cách đây 10 năm, cả tỉnh chỉ có 45% hộ có sử dụng ti vi, trong đó ở nông thôn là 41%, và ở thành thị là 58% thì đến nay, con số này đã tăng lên rất nhiều. Ti vi ngày nay đã trở thành một tài sản thiết yếu để giải trí, không thể thiếu của hầu hết các gia đình kể cả nông thôn và thành thị. Toàn tỉnh hiện có 88% hộ sử dụng ti vi, tăng gần gấp đôi so với tỷ lệ của năm 1999. Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn thấp hơn đôi chút so với khu vực thành thị, nhưng mức độ tăng trưởng của nó sau 10 năm lại ấn tượng hơn. Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn tăng từ 58% năm 1999 và lên 92% năm 2009 và khu vực thành thị tương ứng cũng tăng từ 41% lên 85%.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi trái ngược với xu thế gia tăng của tỷ lệ hộ sử dụng ti vi là sự sụt giảm của tỷ lệ hộ sử dụng đài vì đây là hai phương tiện nghe nhìn khác nhau. Trong khi ti vi với nhiều tiện ích hơn sẽ chiếm ưu thế hơn của người tiêu dùng, như vậy so với ti vi thì đài là phương tiện kém tiện ích hơn, nên tỷ lệ hộ sử dụng đài giảm đi đáng kể trong thập kỷ qua. Số liệu cho thấy, nếu năm 1999, toàn tỉnh có 39% số hộ sử dụng đài thì đến nay con số này đã giảm đi hơn một nửa chỉ còn 17%. Mức độ giảm của khu vực thành thị (từ 42% năm 1999 xuống còn 16% năm 2009) cao hơn khu vực nông thôn đôi chút (từ 39% năm 1999 xuống còn 18% năm 2009).

Hình 5.2 Tình hình sử dụng ti vi chia theo khu vực, 1999 và 2009

Biểu 5.6: Phân bố phần trăm số hộ chia theo khu vực và tình hình có sử dụng một số tiện nghi sinh hoạt cơ bản của hộ, 2009

Đơn vị tính: %

Một số tiện nghi sinh hoạt

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Điện thoại cố định

42,9

53,4

35,9

Máy vi tính

9,7

15,5

5,9

Máy giặt

10,7

19,4

4,8

Tủ lạnh

32,9

43,8

25,6

Điều hoà

2,3

4,5

0,7

Mô tô hoặc xe gắn máy

78,0

76,6

78,9

Nguồn: số liệu mẫu TĐTDS 2009

Biểu 5.6 trình bày phân bố phần trăm về tình hình sử dụng các tiện nghi sinh hoạt cơ bản của hộ. Số liệu cho thấy, so với thập kỷ trước đời sống của người dân hiện nay được cải thiện lên rất nhiều. Năm 1999, nhiều tiện nghị sinh hoạt hiện đại như: điện thoại cố định, máy tính, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà còn rất xa lạ với người dân thì đến nay, các phương tiện này đã trở nên rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Năm 2009, toàn tỉnh có 42,9% hộ sử dụng điện thoại cố định, 9,7% hộ sử dụng máy tính, 10,7% hộ sử dụng máy giặt, 32,9% hộ sử dụng tủ lạnh, 2,3% hộ sử dụng điều hoà, 78,0% hộ sử dụng xe máy. Khu vực thành thị có tỷ lệ hộ sử dụng các tiện nghi sinh hoạt hiện đại này cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn, chứng tỏ mức sống người dân thành thị cao hơn nhiều so với người dân nông thôn.

 

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Tổng quan lại, kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009 cho thấy một bức tranh chung về dân số Bình Thuận, khá phong phú, sinh động về điều kiện ở và sinh hoạt của dân cư. Qua đây đã phản ánh những thành tựu to lớn của tỉnh trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, cũng như thực hiện tốt các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-2010.

* Số lượng và tình hình gia tăng dân số

1. Vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2009 dân số Bình Thuận là 1.167.320 người. Tính từ cuộc Tổng điều tra lần trước (01/4/1999), số dân của tỉnh tăng thêm 120.703 người, bình quân mỗi năm tăng hơn 12.000 người tương đương với 1,5 xã, phường, thị trấn ở tỉnh ta.

2. Tổng điều tra năm 2009 cho thấy qui mô bình quân 4,2 khẩu/ 1 hộ so với năm 1999 bình quân 5,1 khẩu/ 1 hộ. Như vậy qua 10 năm số nhân khẩu bình quân đã giảm đi đáng kể, có được kết quả trên là do trong những năm qua chính sách kế hoạch hóa gia đình của tỉnh đã được thực hiện khá tốt, điều này góp phần giữ qui mô dân số ở mức ổn định.

3. So với kết quả của cuộc Tổng điều tra 1999, cơ cấu dân số có sự thay đổi theo hướng tích cực: tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 38,4% năm 1999 xuống còn 28,5%. Ngược lại, tỷ trọng dân số của nhóm 15 - 64 tuổi (là nhóm chủ lực của lực lượng lao động) lại tăng từ 56,9% năm 1999 lên 66,1% và nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên tăng từ 4,7% năm 1999 lên 5,4%.

Do tỷ lệ người già tăng lên trong khi tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm mạnh trong 10 năm qua, “chỉ số già hoá” của dân số Bình Thuận đã tăng 7 điểm phần trăm sau 10 năm (từ 12% năm 1999 lên 19%).

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi còn cho phép tính “tỷ lệ dân số phụ thuộc” nhằm đánh giá “gánh nặng” của nhóm dân số trẻ (dưới 15 tuổi) và dân số già (trên 60 tuổi) đối với nhóm dân số trong độ tuổi lao động chủ yếu (15-64 tuổi). Kết quả cho thấy tỷ lệ dân số phụ thuộc của tỉnh giảm qua các cuộc Tổng điều tra: năm 1999 là 76, năm 2009 chỉ còn 51 nghĩa là cứ 100 người trong nhóm 15-64 tuổi phải “gánh” cho 51 người (43 trẻ em và 8 người già). Tỷ lệ phụ thuộc của Bình Thuận giảm chủ yếu do giảm mức độ sinh trong 10 năm qua.

Như vậy, theo mô hình dân số của Liên hợp quốc, dân số của tỉnh đang thuộc “cơ cấu dân số vàng” (hay cơ cấu dân số tối ưu).

4. Tỷ suất tăng dân số bình quân/năm của thời kỳ 1999-2009 là 1,09%. Tốc độ tăng dân số giữa hai cuộc Tổng điều tra cao nhất là Phú Quý (2,02%), Hàm Thuận Nam (1,43%) và thấp nhất Đức Linh (0,15%), Bắc Bình (0,46%)

5. Tỷ suất sinh thô 16,2‰, tổng tỷ suất sinh 2,07 con/phụ nữ. Các chỉ tiêu này có sự thay đổi khá lớn so với số liệu đã thu thập trong Tổng điều tra năm 1999 (tương ứng là 21,9‰ và 2,72 con/phụ nữ). So với Tổng điều tra năm 1999, tỷ suất sinh đã giảm mạnh và đặc biệt là mức sinh đã giảm từ 2,72 con/phụ nữ xuống đạt mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ). Sự giảm mạnh tỷ suất sinh trong 10 năm qua một lần nữa chứng minh sự thành công liên tục của chương trình kế hoạch hoá gia đình và chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu của tỉnh ta.

6. Tỷ số giới tính được định nghĩa là số nam trên 100 nữ. Tỷ số này có xu hướng tăng dần từ năm 1999 là 99,5 và 2009 là 100,3 nam/100 nữ.

7. Tỷ số giới tính khi sinh đã tăng lên trong 10 năm. Năm 1999 tỷ số này là 109 bé trai/100 bé gái, đến nay đã tăng lên 113 bé trai/100 bé gái (so với mức thông thường từ 103 - 107. Đây là chủ đề xã hội nóng đã và đang được dư luận tỉnh ta đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Với tỷ số trên cho thấy, tỷ số giới tính khi sinh của Bình Thuận hơi cao và những quan ngại về khả năng mất cân bằng giới tính khi sinh là có cơ sở.

* Tình trạng hôn nhân và tuổi kết hôn trung bình lần đầu

8. Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chưa bao giờ kết hôn của tỉnh là 28,6%, tỷ trọng này của khu vực thành thị là 29,4% và nông thôn là 28,1%. Còn tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở đang có vợ, có chồng của tỉnh là 62,9%, tỷ trọng này của khu vực thành thị là 61,8% và nông thôn là 63,7%

Kinh nghiệm cho thấy, trong điều kiện hôn nhân bình thường, tuổi kết hôn trung bình lần đầu càng thấp thì thời gian hôn nhân càng dài, vì vậy khả năng tham gia vào quá trình sinh đẻ càng cao. Năm 2009 tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 24,8 (năm 1999 là 24,4), nam kết hôn lần đầu ở độ tuổi 25,6 trong khi nữ kết hôn ở tuổi 23,0 thấp hơn nam giới 2,6 tuổi. So với kết quả Tổng điều tra năm 1999, tuổi kết hôn trung bình lần đầu tăng 0,4 tuổi.

* Phân bố dân số

9. Dân số tăng lên, mật độ dân số Bình Thuận tăng từ 131 người/km2 năm 1999 lên 149 người/km2 năm 2009. Mật độ dân số cao nhất là Phú Quý (1.430 người/km2), Phan Thiết (1.050 người/km2) và thấp nhất là Bắc Bình (64 người/km2), Tánh Linh (87 người/km2).

* Di cư và đô thị hoá

10. Trong Tổng điều tra dân số, di cư được định nghĩa là số người thay đổi nơi thực tế thường trú qua ranh giới lãnh thổ hành chính trong thời kỳ 5 năm trước thời điểm Tổng điều tra. Số người 5 tuổi trở lên di cư trong 5 năm qua: nội huyện (chiếm 1,68% trong tổng số), nội tỉnh (0,82%), nhập cư từ tỉnh khác (1,96%) người. Điều này chứng tỏ sự phát triển nhanh về kinh tế-xã hội và sự mở rộng thị trường lao động đã tác động mạnh đến các luồng di cư trong 5 năm qua.

11. Đến nay đã có 39,3% dân số sống ở khu vực thành thị so với 30,4% vào năm 1999. Trong thời kỳ 1999 - 2009, dân số thành thị của tỉnh đã tăng khá nhanh, do luồng di cư từ nông thôn về thành thị và do sự thay đổi về đơn vị hành chính từ nông thôn thành thành thị.

* Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật

12. Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đã liên tục tăng qua các cuộc Tổng điều tra: 88,5% năm 1999 và 92,0% năm 2009.

13. Đến nay, tỷ lệ người từ 5 tuổi trở lên đã từng đi học là 93,4%. Trong tổng số người từ 5 tuổi trở lên đã từng đi học, chưa tốt nghiệp tiểu học (chiếm 29,9%), tốt nghiệp tiểu học (36,3%), tốt nghiệp trung học cơ sở (17,7%), tốt nghiệp trung học phổ thông (9,5%).

14. Kết quả suy rộng mẫu cho thấy dân số 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật 8,4%; trong đó 1,8% đã tốt nghiệp sơ cấp, 3,2% trung cấp, 1,2% cao đẳng và 2,2% đại học trở lên. Mặc dù tỷ lệ được đào tạo chuyên môn kỹ thuật đã được cải thiện trong 10 năm qua (4,0% năm 2009), song tỷ lệ này hiện nay là rất thấp và nó phản ánh chất lượng thấp của lực lượng lao động đang làm việc của tỉnh ta.

* Một số đặc trưng về lao động và việc làm

15. Theo khuyến cáo của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) và đáp ứng yêu cầu nghiên cứu thị trường lao động, cuộc Tổng điều tra lần này áp dụng khái niệm “hoạt động kinh tế hiện thời” (thay cho khái niệm “hoạt động kinh tế thường xuyên” trước đây) với thời gian quan sát là 7 ngày trước điều tra. Các chỉ tiêu về lao động được nghiên cứu đối tượng dân số trong độ tuổi lao động.

Đến thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2009, cả tỉnh có 834.588 người từ 15 tuổi trở lên, trong đó đang làm việc chiếm 71,1% trong tổng số. Lao động đang làm việc nếu chia theo 3 nhóm ngành: nông lâm nghiệp thủy sản (chiếm 53,3%), công nghiệp và xây dựng (chiếm 16,6%), dịch vụ (chiếm 30,1%).

Tỷ lệ thất nghiệp chung trong độ tuổi lao động 4,4%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp thành thị 4,9%. Đối với dân số từ 15 tuổi trở lên tỷ lệ thất nghiệp chung 4,7% và tỷ lệ thất nghiệp thành thị 5,2%

* Thực trạng nhà ở của hộ dân cư

16. Trong những hộ có nhà ở, số hộ của tỉnh có nhà kiên cố chiếm 16,0%, nhà bán kiên cố chiếm 72,2%, nhà thiếu kiên cố chiếm 3,7% và nhà đơn sơ chiếm 8,1% (tương ứng với số liệu năm 1999 là 4,1% - 50,3% - 17,6% - 28,0%) .

Diện tích nhà ở bình quân đầu người của tỉnh là 15,8 m2, trong đó: thành thị 17,0 m2; nông thôn 15,0 m2 (tương ứng với số liệu năm 1999 là 9,3m2 - 9,4 m2 - 9,2 m2).

17. Để đánh giá chất lượng cuộc sống của nhân dân, cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở lần này cũng thu thập một số tiện nghi sinh hoạt chủ yếu của các hộ dân cư. Đến nay đã có 91,8% hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; 64,3% hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh; 95,0% hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng và 88,0% hộ có ti-vi (tương ứng với số liệu năm 1999 là 79,4% - 18,6% - 69,3% - 45,2%).

Mười năm qua không những chúng ta thực hiện khá tốt mục tiêu giảm sinh, duy trì, ổn định quy mô dân số hợp lý mà còn có những bước tiến khá khích lệ trong việc nâng cao chất lượng dân số tỉnh nhà, tỷ lệ biết chữ tăng so 10 năm trước. Tỷ trọng nhóm dân số trẻ em giảm mạnh, tỷ lệ phụ thuộc giảm nhanh. Sau 10 năm, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo CMKT tuy có tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp.

Việc phân bố và sử dụng nguồn lao động chưa thật sự hiệu quả, lao động thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn nhiều, tuy nhiên để nền kinh tế - xã hội, an ninh chính trị được ổn định, tỉnh cần thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp và lao động thiếu việc làm, đặc biệt là các đối tượng chính sách và người nghèo đang thiếu vốn.

Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo (đào tạo từ 3 tháng trở lên và có giấy chứng nhận, bằng) trong năm 2009 chỉ 10,8%, thấp hơn nhiều so mục tiêu đề ra vào năm 2010 phải đạt 30%; dịch vụ việc làm phát triển chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Vì vậy trong những năm tới, để giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, phân bố và sử dụng nguồn lao động một cách hợp lý và đạt được các mục tiêu đề ra, các cấp, các ngành cần triển khai thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

- Phát triển mạnh mẽ các hình thức tư vấn, giới thiệu việc làm, tập trung đầu tư nâng cao kỹ năng hoạt động của các Trung tâm Giới thiệu việc làm. Hình thành hệ thống thông tin thị trường lao động, tổ chức tốt việc thu thập thông tin lao động - việc làm với các địa phương, doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế, nhất là đầu tư các khu công nghiệp, phát triển các làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống để tạo nhiều việc làm cho người lao động.

- Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo (đào tạo từ 3 tháng trở lên và có giấy chứng nhận, bằng) đạt 21% như Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ lần thứ 12 đã đề ra.

Trên đây mới khái quát các kết quả chính rút ra từ số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, song còn rất nhiều vấn đề quan trọng cần tiếp tục nghiên cứu và phân tích sâu hơn. Cục Thống kê tỉnh đề nghị các ngành, các cấp, tiếp tục khai thác triệt để nguồn tư liệu quý giá này qua bộ dữ liệu gốc (kèm theo đĩa DVD), để phục vụ cho yêu cầu công tác của ngành mình, đơn vị mình.


Mở đầu

Chương I: Quá trình thực hiện cuộc Tổng điều tra

Chương II: Quy mô và cơ cấu dân số

Chương III: Mức độ sinh, chết, di cư

Chương IV: Chất lượng dân số

Các Phụ lục